Nhiều năm qua, các xã Cương Gián, Xuân Liên ở huyện Nghi Xuân; xã Kỳ Anh, thuộc huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh còn được gọi là xã “xuất khẩu lao động”.
Làm giàu nhờ xuất khẩu lao động
Khi về với Hà Tĩnh rẽ vào một quán nước để dừng chân khi hỏi đến Cương Gián chúng tôi đã nghe người dân ở đây đồn rằng “người dân ở Cương Gián chỉ tiêu tiền đô chứ không dung tiền Việt nữa”. Khi nghe câu chuyện chúng tôi nửa tin nửa ngờ; nhưng khi đến xã Cương Gián thì chúng tôi mới tin là sự thật khi thấy cảnh giàu có như Hà Thành của một vùng quê quanh năm chỉ bám biển nuôi gia đình, nhưng nay chẳng thua kém gì thành thị.
Nếu ai đã từng đễn nơi này 10 năm trước đây giờ quay lại chắc sẽ nhầm tưởng mình bị lạc đường bởi từ một vùng quê nghèo giờ đây các nhà cao tầng mọc san sát nhau thậm chí còn có cả biệt thự tiền tỉ . Dọc tuyến phố trong làng là các ngôi nhà kiểu tây nhìn rất sang trọng Khi đến ủy ban xã Cương Gián một cán bộ xã cho biết đỉnh điểm nhất vào năm 2007 có xấp xỉ 100% trong số 2700 hộ gia đình đều có con em đi xuất khẩu lao động.
Trung bình mỗi năm các con em đi xuất khẩu lao động gửi về cho người thân gần 60 tỷ đồng. Đây là một con số đáng kinh ngạc. Con số này cũng lý giải tại sao xã này lại thay đổi nhanh một cách chóng mặt đến vậy.
Khi ngỏ lời muốn thăm quan xã thì anh Phong – một người đã đi xuất khẩu lao động sớm nhất nhiệt tình dẫn chúng tôi đi. Tại đây, mọi thứ giống như một thành phố thu nhỏ . Chúng tôi được dẫn đến nhà ông Hoàng Đức Thanh cũng là một đại gia ở Cương Gián nhờ vào xuất khẩu lao động. Sự giàu có của gia đình ông Thanh được thể hiện ngay từ ngôi nhà cao tầng sang trọng với nội thất sang trọng hiện đại.
Khi chúng tôi hỏi về công việc ông Thanh kể : “Gia đình ông tước đây nghèo lắm thu nhập chủ yếu dựa vào con tôm con cá đánh bắt được ở ngoài biển, trời yên biển lặng thì nhà còn có đồng ra đồng vào nhưng những tháng mưa bão gia đình chỉ biết vay mượn để sống qua ngày chứ không vay mượn thì gạo cũng không có mà ăn đến bây giờ nghĩ đến những ngày tháng đó tôi vẫn thương cho vợ con vì thiếu thốn đủ đường .khi nghe đến xuất khẩu lao động từ Bác Phong tôi cũng suy nghĩ rất nhiều nhưng không thể cứ sống thế này mãi được và bác Phong cũng đã đi làm và thành công trở về nên tôi quyết định đánh cược với cuộc đời và đã có được như ngày hôm nay”
Chúng tôi ấn tượng nhất là sau khi con trai thứ của anh Thanh đi thì tiếp theo là anh trai cả Hoàng Đức Tình và con dâu Trương Thị Mai họ tiếp lời anh Thanh kể : “ Em trai tôi đi làm gần được một năm thì nói công việc ở bên đó thu nhập tốt công việc không khác gì ở quê nhưng máy móc hiện đại nên không vất và như quê mình nên chúng tôi tiếp tục đi và cách đây độ 3 năm khi đấy phong trào đi xuất khẩu lao động mạnh lắm gia đình tôi có đến tận 23 con cháu cùng đi xuất khẩu lao động các nước Nhật Bản , Hàn Quốc , Đài Loan…”
Khi nghe về con số của gia đình ông thanh chúng tôi không khỏi phần ngạc nhiên về số lượng lao động xuất ngoại làm việc ở đây.
Anh Tình nói thêm : “ Ngày anh đi gia đình còn nghèo em trai có gửi về một ít rồi ở nhà chạy vay nơi này nơi khác , cắm nhà lo chi phí để xuất ngoại . sau 5 năm lam lũ ở Nhật Bản anh không những trả hết nợ còn có tiền xây nhà mua đất mà còn có tiền để kinh doanh . Vì Nhật bản không được làm visa them lần nữa nên tôi mới ở nhà làm ăn chứ không thì tôi vẫn tiếp tục đi sang đấy làm việc”
Không chỉ riêng Anh Tình mà những ngôi nhà khang trang ở đây không hề khó tìm. Có những gia đình có cả 4-5 người con đi lao động ở nước ngoài; quỹ tín dụng nhân dân có số vốn tiết kiệm lên đến 18 tỷ đồng. Bây giờ người dân ở xã Cương Gián muốn đi xuất khẩu lao động cũng không sợ thiếu tiền nữa. Các gia đình có thể hỗ trợ nhau bằng tình làng nghĩa xóm, lãi suất thấp.
Thị trường xuất khẩu mạnh nhất của xã Chương Gián là Nhật Bản. Xuất khẩu lao động đã giúp cho xã Cương Gián có sự “thay da đổi thịt”, đời sống vật chất ngày càng được nâng lên, bộ mặt toàn xã đã khác xưa.
Hải Dương thay da đổi thịt nhờ xuất khẩu lao động Nhật Bản
Những năm gần đây tỉnh Hải Dương đã chuyển mình khoác lên mình tấm áo hoàn toàn mới so với trước kia, những gia đình có con em đi xuất khẩu lao động Nhật Bản ở Hải Dương gửi tiền về giúp đời sống tinh thần và vật chất được cải thiện rõ rệt. Xuất khẩu lao động Nhật Bản như một luồng gió mang lại diện mạo mới cho nơi đây. Hôm nay, tôi và các bạn cùng đi tìm hiểu tỉnh Hải Dương từng bước thay đổi như thế nào và chúng ta phải làm gì trong tình hình kinh tế đang đi lên chóng mặt hiện nay.
1. Vấn nạn thất nghiệp được giải quyết
Trước đây nguồn thu nhập chính của người dân nơi đây phụ thuộc hoàn toàn vào cây lúa cây ngô, quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. Năm nào mưa thuận gió hòa thì lúa tốt bà con đủ ăn, nhưng năm nào thiên tai bão lũ mùa màng thất bát thì nhiều gia đình điêu đứng, đời sống khó khăn không mấy khấm khá. Những ngôi nhà lụp xụp, cấp 4 cũ kỹ, an sinh phúc lợi xã hội gần như không đáp ứng được nhu cầu của bà con, đường làng tù túng chật hẹp mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bay mịt mù…Thế rồi trong thôn lác đác có người đi lao động ở Nhật Bản, cuộc sống của những gia đình đó được nâng lên trông thấy. Thấy vậy, nhiều gia đình khác cũng mạnh dạn vay vốn đầu tư cho người thân đi xuất khẩu Nhật Bản. Từ năm 2000 trở lại đây, phong trào xuất khẩu lao động “tràn về” vùng quê thuần nông này, người đi trước dẫn người đi sau tạo thành phong trào sôi nổi, góp phần không nhỏ làm thay đổi bộ mặt nông thôn nơi đây.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết nhiều gia đình khó khăn, nếu chỉ lao động ở địa phương thì chỉ đủ ăn không thể thoát nghèo và làm giàu được. Đơn cử như gia đình anh Tuấn ở thôn Kim Đôi (xã Ngọc Kỳ, Tứ Kỳ), Anh Tuấn lấy chị Lan được 5 năm nay và có hai cháu nhỏ. Hàng ngày anh đi xây còn chị đi phụ hồ, chi tiêu tiết kiệm lắm chỉ đủ trang trải sinh hoạt trong gia đình và học hành cho 2 cháu không để dư được khoản nào. Sau khi bàn bạc, anh chị quyết định để anh Tuấn vay vốn ngân hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với mong muốn đời sống gia đình được cải thiện, sau này sẽ có vốn để kinh doanh làm giàu. Đến nay anh Tuấn đi đã được 2 năm gửi tiền về cho chị Lan ở nhà sửa sang lại nhà cửa đàng hoàng, mở tạp hóa nho nhỏ kiếm thêm và chăm lo đầy đủ cho hai cháu nhỏ.
Ngoài ra, rất nhiều gia đình trong xã cũng cho chồng, con, cháu đi lao động ở Nhật Bản để gia đình sớm thoát khỏi cảnh nghèo khó, cải thiện cuộc sống. “Chúng tôi thấy đi XKLĐ ở nước ngoài đã góp phần giải quyết việc làm và thu nhập cao cho người dân trong thôn. Số người đi XKLĐ chiếm 1/5 số người trong độ tuổi lao động của thôn. Nếu không có chương trình này, nhiều lao động trong thôn sẽ thiếu việc làm, thất nghiệp dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội khó lường”, ông Nguyễn Văn Nhâm, Trưởng thôn Kim Đôi cho biết.
2. Đổi thay từng ngày
Đến với xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ hôm nay, điều ta thấy được đó là khang trang, trù phú. Đường xá bê tông đã được thay thế cho con đường đất lầy lội ngày nào. Dọc 2 bên đường làng, hàng chục ngôi biệt thự mọc lên san sát, với nhiều kiểu dáng kiến trúc đẹp mắt. Những ngôi nhà đều là của những gia đình có con em đi lao động ở Nhật. “Cuộc sống của nhân dân, bộ mặt quê hương đổi thay là nhờ XKLĐ cả, chứ trông vào sản xuất nông nghiệp thì bao giờ mới có biệt thự, xe hơi”, ông Nghĩa một, người dân của thôn cho biết.
Quả thực vậy, nhiều người sang làm việc tại Nhật Bản rất chăm chỉ, tiết kiệm nên hằng năm gửi tiền về đã giúp người thân ở quê có điều kiện trang trải cuộc sống, xây nhà cửa, mua sắm những phương tiện, thiết bị sinh hoạt hiện đại. Hằng năm, người gửi về thấp nhất cũng gần 200 triệu đồng, Những lao động trong chăm chỉ chịu khó làm việc ý thức ỷ luật sẽ được ông chủ rất quý, được tăng ca đều đặn là chuyện dễ dàng nên mức lương khá cao và ổn định. Hằng năm, chỉ tính trong dịp Tết Nguyên đán, lượng ngoại tệ gửi về cho các gia đình trong thôn giá trị khoảng 10 – 20 tỷ đồng. Hiện trong thôn số hộ có nhà mái bằng và biệt thự chiếm tới 70%, 100% số gia đình trong thôn có phương tiện nghe, nhìn. 100% số hộ sử dụng nước sạch. Số hộ khá, giàu chiếm 70%, số hộ nghèo chỉ còn 5,3%. Đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt.
Làng quê Bắc Giang giàu lên nhờ xuất khẩu lao động Nhật Bản
Từ một làng quê thuần nông, không có nghề phụ, thu nhập chủ yếu chỉ trông chờ vào 2 vụ lúa và một vụ màu. Cuộc sống vô cùng khó khăn, nhưng đến nay thôn Yên Hồng, xã Yên Lư, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã từng ngày “thay da đổi thịt”. Có được thành quả đó là nhờ vào xuất khẩu lao động Nhật Bản.
Trước kia, người dân nơi đây chịu thương chịu khó làm ăn, đầu tắt mặt tối để chăm lo cho vài sào ruộng, vất vả là thế nhưng cũng chỉ tạm đủ ăn. Họ sống trong những ngôi nhà ngói chật hẹp, cuộc sống có đủ cơm ăn, đủ tiền nuôi con cái ăn học là hạnh phúc lắm rồi. Được sống trong những ngôi nhà cao tầng chỉ có trong giấc mơ.
Nhưng giờ đây, đến với thôn Yên Hồng, khiến không ít người phải ngỡ ngàng bởi sự đổi mới nhanh chóng của làng quê này. Những ngôi nhà mái ngói được thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng khang trang nối tiếp nhau.
Chúng tôi đến thăm nhà chị Nguyễn Thị Thuận, ngôi nhà 3 tầng được anh chị xây dựng cách đây vài năm. Trong nhà là đầy đủ tiện nghi như ti vi màn hình phẳng, tủ lạnh , điều hòa, xe gas cùng với nhiều đồ dùng, thiết bị sinh hoạt hiện đại trong nhà.
Chị Thuận chia sẻ, để có được cơ ngơi như ngày hôm nay, đó là nhờ vợ chồng chị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Năm 2010, với số vốn vay mượn của anh em, bạn bè và gia đình hai bên, chị đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với ngành điện tử. Mới đầu, cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn nhưng khi quen người, quen việc thì thu nhập của chị dần ổn định, với khoảng 130.000 yên, tính ra vào khoảng 25 triệu tiền Việt, sau khoảng 1 năm chị trả được nợ và có tiền để dành. Chị Thuận cho biết: Trước cuộc sống chỉ trông chờ vào vài sào ruộng. Nhưng nhờ đi xuất khẩu lao động mà vật chất giàu lên, tinh thần cũng được cải thiện.
Làng quê giàu lên nhờ đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Khi về nước, với lòng nhiệt tình muốn tham gia đóng góp công sức cho quê hương, chị xin vào làm tại ban kế hoạch hóa gia đình của xã. Hiện tại, chị đang theo học lớp trung cấp để nâng cao kiến thức chuyên môn.
Cách đó vài m là gia đình anh Đinh Văn Thông. Cuộc sống trước đây của hai vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn. Vợ chồng anh chị ra ở riêng với 2 bàn tay trắng, phải tự bươn trải nhiều nghề để lo cho gia đình nhưng cái nghèo vẫn đeo bám. Từ khi anh đi xuất khẩu lao động, cuộc sống của anh chị thay đổi hẳn. Anh chị xây được nhà tầng khang trang, sắm sửa tiện nghi cho gia đình. Trước đây, cả năm thu nhập của gia đình anh chị khoảng 15 đến 20 triệu đồng thì khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thì số tiền thu nhập 1 tháng của anh đã bằng thu nhập 1 năm khi vợ chồng anh ở nhà chồng lúa. Không những trả nợ, mua đồ dùng sinh hoạt đầy đủ mà gia đình anh còn có điều kiện cho con cái học hành “đến nơi đến trốn”.
Từ 5 năm trở lại đây, thôn Yên Hồng đi lao động nước ngoài rất nhiều. Toàn thôn có khoảng 200 hộ dân, thì số người đi xuất khẩu lao động chiếm khoảng 50%, chủ yếu là họ sang Nhật Bản. Bởi, môi trường lao động ở đây khá tốt. Số người đi lao động ở nước ngoài đã tác động tích cực tới nhiều mặt của xã hội, nhận thức của người dân được nâng cao, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, phát triển các công nghệ sản xuất tiên tiến.
Thu nhập nhờ xuất khẩu lao động ổn định, không những đời sống của gia đình được cải thiện mà họ còn đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi của thôn, xã.
Nhờ xuất khẩu lao động mà bộ mặt nông thôn Yên Hồng có nhiều khởi sắc. Không còn cảnh chạy ăn từng bữa, không còn hộ nghèo. Thu nhập bình quân của các hộ cao, góp phần vào việc nâng cao đời sống của người dân. Có thể nói, nếu thực hiện tốt chủ trương xuất khẩu lao động của Đảng thì việc đưa người dân đi nước ngoài lao động là con đường xóa đói giảm nghèo nhanh chóng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét